1. Đong và vo gạo
Trong kĩ thuật nấu cơm của người Nhật, bước vo gạo cực kì quan trọng. Trong khi người Việt Nam chỉ khoắng nhẹ gạo với nước để làm sạch bui bẩn thì người Nhật lại vo gạo tới 2 lần nước. Ở nước thứ nhất, người Nhật làm tương tự như cách vo gạo của người Việt Nam. Ở lần thứ 2, họ sẽ vo đến khi nước trong có thể thấy rõ được hạt gạo. Với gạo Nhật, bạn có thể vo 3 – 4 lần nước miễn sao gạo sạch là được. Trong quá trình vo bạn nên khuấy nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh để giá trị dinh dưỡng của gạo không bị mất đi.
2. Ngâm gạo – Cách nấu gạo Lạng Sơn chuẩn không thể thiếu bước này !
Khác với gạo thông thường, gạo Lạng Sơn – giống Nhật hạt cứng nếu nấu mà không ủ cơm sẽ khô, không tơi xốp, khó ăn. Cách ủ gạo Nhật được tiến hành như sau: Vo sạch gạo và để ráo nước, sau đó để rổ chứa gạo vào nồi, dùng khăn ẩm sạch trùm lên trong vòng 30 phút để gạo hấp thu độ ẩm. Sau 30 phút, bạn dùng gạo để nấu cơm như bình thường.
Để gạo thơm ngon, hấp dẫn người nấu phải cực kì cẩn trọng trong việc đong đếm tỷ lệ giữa gạo và nước. Với gạo mới gặt, đóng gói sau thu hoạch trong vòng 3 tháng thì tỷ lệ chuẩn sẽ là 1:1. Với gạo được đóng gói trên 3 tháng thì tỷ lệ chuẩn là 1:1,1 (nước nhiều hơn gạo). Trong quá trình nấu, bạn cần đậy kín vung nồi, khi cơm cạn, mở nồi, đảo đều 1 lần là được.